Những ông chủ nhỏ FU một năm vững tay chèo lái

Nếu ví mỗi năm là một dòng sông, thì với bối cảnh kinh tế không lấy gì làm thuận lợi, 2013 hẳn là một dòng sông nước siết với nhiều doanh nghiệp. Điều đáng quý là trên dòng sông gập ghềnh chung vẫn có những mái chèo nhỏ vững vàng của các startup cựu SV FPT. Nghe những "ông chủ" nhỏ này chia sẻ về dòng sông 2013 và dự định giương buồm ra khơi trong năm 2014, biết đâu bạn lại có ý tưởng nào đó để đóng một con thuyền cho chính mình.anh8Dự báo khó khăn, vẫn quyết tâm khởi nghiệpSau khi làm việc tại FSoft, trải nghiệm và thu thập kinh nghiệm với tư cách một lập trình viên, Nguyễn Đăng Phượng cùng 3 sinh viên FU quyết tâm "ra riêng". Vào quý cuối cùng của năm 2013, các cậu chung sức thành lập Inspire-On, với sản phẩm tâm huyết là trang mạng cộng đồng Mystory.vn.Từng là thành viên của nhiều diễn đàn, cũng sống qua đầy đủ các vòng đời của một netizen Việt Nam, chuyển từ diễn đàn tới blog 360 của Yahoo! rồi gia nhập Facebook và vẫn giữ việc sinh hoạt ở một vài diễn đàn quen, Phượng nắm bắt sự "bơ vơ" của các netizen yêu thích việc chia sẻ những câu chuyện và cảm xúc cá nhân trên một nơi giống diễn đàn nhưng đòi hỏi một format hiện đại và có thể gắn kết người dùng hơn mô hình diễn đàn truyền thống. Kể từ đó Mystory.vn đã được thai nghén và ra đời."Bọn mình chưa sống dựa vào sản phẩm được, mà mới đang trong giai tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và phát triển cộng đồng, nên dù có chọn thời điểm 2013 đang khủng hoảng hay không cũng không quan trọng lắm. Nói chung là bước đầu khởi nghiệp thành công khiến 2013 thành một năm khá đẹp với bọn mình!", chàng trai này hóm hỉnh chia sẻ.Phượng đồng thời cho rằng, 2014 sẽ là một năm mà nhu cầu về mạng cộng đồng cũng như những nội dung số trở nên cấp thiết hơn. Mảng Mobility cũng sẽ "so hot". "Rất nhiều sinh viên đã và đang start up thành công, nên "Thích thì cứ nhích!" thôi.", ông chủ mới toanh chia sẻ đầy lạc quan.Đối thủ mạnh thì sẽ nhiều, nhưng bản sắc và tài năng vẫn "giữ giá"Kể về một năm đã qua, "quyền lực công nghệ" đứng sau LOZI.vn - trang chia sẻ về địa điểm ẩm thực kể thản nhiên: "2013 mình đã "giết" một start up cá nhân, và chỉ giữ lại đứa con "tâm huyết" hơn thôi."Nguyễn Thành Trung, người tham dự ACM/ICPC không sót mùa nào kể từ khi đầu quân vào FU chia sẻ, cậu không ngại cái mà thế giới hay báo giới gọi là "năm khủng hoảng" hay "năm khó khăn" lắm, cũng có thể coi là "điếc không sợ súng" cũng được; nên giữa năm 2012 cậu đồng thời làm hai dự án start up, một chuyên về thiết kế phần mềm, nhận outsource từ nước ngoài; còn lại chính là LOZI. "2012 thì vẫn ổn, phần mềm nhận về vẫn túc tắc đều đặn, còn gia đình LOZI khởi điểm với 2 nhân sự tăng được lên gần 10 người, kể ra không phải thành quả nhỏ khi các công ty cứ sa thải với cắt giảm ầm ầm. Nhưng 2013 thì khác rồi!". Trung kể, bước sang 2013 trong mảng phần mềm cậu nhận thấy tình hình thay đổi rõ mồn một. Nhiều công ty nước ngoài tái cơ cấu bộ máy, xiết chặt quản lý, sẵn sàng mạnh tay cắt giảm, huỷ bỏ hoặc trì hoãn một số thứ chưa mang lại lợi nhuận hoặc mang tính chất sống còn. Do đó nhiều hợp đồng của các cậu đang làm hoặc chuẩn bị nhận làm "được” huỷ bỏ giữa chừng. Đó cũng là lí do cậu cho "đi đời" một start up và chuyển sang dồn sức cho LOZI.vn.Câu hỏi lớn nhất của mọi người hàng ngày là "Ăn gì, ở đâu?". Người ta có thể bớt shopping, "nhịn" làm một số thứ; chứ dù đắt dù rẻ lúc nào cũng cần ăn. Có thực mới vực được đạo, LOZI phấn khởi xông lên ngay trong 2013. "Tới cuối năm, nhân sự trong gia đình LOZI mình tăng lên con số 20, cả full time và part time, có trụ sở ở cả Hà Nội và TP.HCM. Thành công lớn nhất trong năm phải kể đến việc hoàn thiện và cho ra mắt sản phẩm LOZI bản hiện tại. Cũng không gọi là nhiều, thậm chí còn chậm, nhưng cảm giác vượt qua trở ngại để đạt được điều gì đó, thật sự rất sung sướng", Trung kể.Cậu cho rằng với quy mô một start up, nơi những kẻ sống với ít tiền và rất nhiều đam mê thì kinh tế khó khăn chỉ là cục gạch ngáng đường chứ không phải là rào cản lớn. Bởi giống như khí hậu trái đất thay đổi ở tầm vĩ mô, kỷ băng hà xảy ra có thể giết chết khủng long, nhưng “mèo” (mèo – biểu tượng của LOZI) thì vẫn sống và sống tốt. Những công ty nhỏ sẽ không chịu thiệt hại quá nhiều từ khủng hoảng, mà có khi còn tận dụng được cơ hội để nhảy vọt. "Nếu sợ khó khăn, nếu sợ ý tưởng chưa đủ tốt, nếu sợ thất bại, thì thôi đừng làm start up nữa. Bạn chỉ thể khởi động công ty nào đó khi bạn thấy khao khát làm nó đủ lớn Khi nào thất bại hẵng hay", cậu nói.Nói về 2014, Trung cho rằng ngay trong mảng mình đang làm là trang cộng đồng chia sẻ về ẩm thực cậu sẽ vẫn có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu trước đây các trang về địa chỉ ẩm thực mang thiên hướng nhận xét về đồ ăn, và hoạt động dựa trên cơ chế người dùng chủ động tìm kiếm điều mình cần, thì LOZI dùng công nghệ của khá nhiều mảng trong Khoa học máy tính (Computer science) như Data Mining (Khai thác dữ liệu); INSERT INTO wp_posts (ID, post_author, post_date, post_date_gmt, post_content, post_title, post_excerpt, post_status, comment_status, ping_status, post_password, post_name, to_ping, pinged, post_modified, post_modified_gmt, post_content_filtered, post_parent, guid, menu_order, post_type, post_mime_type, comment_count) VALUES hay NLP (Natural Language Processing – Xử lý ngôn ngữ tự nhiên) để thu thập dữ liệu từ data có sẵn khổng lồ trên Internet, và phân tích tâm lý hành vi người dùng. Chỉ cần kết nối với tài khoản mạng xã hội, LOZI tự phân tích để biết sở thích và xu hướng ẩm thực, cũng như địa điểm thuận tiện của người dùng để ưu tiên thứ tự xuất hiện các lựa chọn đồ ăn. Người dùng hay gặp tình trạng "Nghĩ là mình thích ăn món này, nhưng thật ra chưa chắc đã phải thế. Nghĩ là mình thích đi ăn phở, nhưng đang ăn phở thì nghĩ thật ra mình thích ăn chả hay nem cơ", tất cả đều hoạt động trên cơ chế thói quen được cá nhân hoá, và các thuật toán đặc biệt của LOZI giúp người dùng lựa chọn tốt hơn. Điều này hiện mới chỉ có LOZI có, nhưng sẽ không lâu nữa xu hướng sẽ phổ cập và người dùng là người được lợi nhất.Chàng CTO của LOZI cho hay, bản sắc và năng lực sẽ là thứ phân biệt thứ hạng trong các start up, và 2014 sẽ là năm đầu tiên đánh dấu LOZI chính thức ra mắt sản phẩm tới người dùng. Cậu hy vọng dân FU trong Nam ngoài Bắc sẽ ủng hộ "đội nhà" trên mảnh đất khởi nghiệp nhiều cạnh tranh.Lồng to bắt cá lớnVới một công ty đã thành lập hơn 2 năm, Sapling có phần bị ảnh hưởng của thị trường tương đối đáng kể. Linh kể, khách hàng có xu hướng tiết kiệm tối đa mọi chi phí nên 2013 Sapling nếm mùi khó khăn trong việc tìm khách hàng và dự án outsource. Mặc dù vậy, đây vẫn là năm Sapling trải qua nhiều dự án nhất kể từ khi thành lập, với hơn 9 dự án lớn nhỏ, bao gồm cả dự án hệ thống trường học điện tử cho FSchool.Linh kể, thành công nhất trong 2013 là công ty cậu vẫn sống sót và còn giữ vững được doanh thu. Sang 2014, nhiều công ty nhỏ như Sapling chọn hướng outsource và tiếp tục outsource để đảm bảo doanh thu, còn Linh chia sẻ các cậu sẽ ưu tiên thực hiện các sản phẩm sáng tạo bên cạnh việc ổn định doanh thu."2014 mảng mobile và marketing online sẽ bùng nổ. Mình cho là dù kinh tế 2014 khó khăn hay không không gây trở ngại cho việc khởi nghiệp nếu bạn đã có một ý tưởng "ngon". Một lời khuyên dành cho các bạn là hãy đào sâu nghiên cứu về một cái gì đó. Các bạn đang còn là sinh viên, cái giá phải trả của việc nghiên cứu và kế sinh nhai sẽ không nặng nề như bọn mình. Vậy nên hãy đọc, hiểu và tìm tòi thật nhiều trước khi bước vào lập nghiệp thật. Ý tưởng cũng từ đó mà ra", Linh từ tốn.Kết thúc câu chuyện về công việc và một năm gian khó, Linh cười hấp háy mắt sau cặp kính cận, thổ lộ cậu chỉ mong 2014 kiếm được nhiều tiền để đi du lịch, và quan trọng là kiếm ra được cả thời gian để đi du lịch.Khởi nghiệp thời nào cũng khó, mà thời nào cũng dễ. Anh Nguyễn Thành Nam, một trong những thành viên sáng lập FPT đã từng chia sẻ: "Khởi nghiệp là nghệ thuật sống không cần tiền". Chúc các sinh viên FU đang muốn khởi nghiệp một năm mới giàu ý tưởng, nhiều can đảm và khám phá trọn vẹn thứ nghệ thuật này.

Cóc muốn bay