Chuyện bé xé ra to

Dân gian thường bảo: “Chuyện bé xé ra to”, dưới đây cũng là vài chuyện be bé mà Cóc Đọc nhận được từ Cóc ở Ao Làng, từ những thầy cô và thêm cả những người bạn đến chơi nhà Cóc, là chuyện be bé, nhưng lại hóa to to...Chuyện dép tông áo cộc quần đùiChuyện này thì đã nói mãi rồi, đã có lần Cóc Đọc làm hẳn một chuyên đề về việc sinh viên nhà mình thoải mái quá khi diện những trang phục ở nhà đến trường, từ trường về nhà với áo phông, quần đùi, dép lê hay thậm chí là áo ba lỗ. Cũng đã nhiều lần trong những buổi họp Câu lạc bộ, Cóc Đọc nhìn thấy những quả đầu bù tóc rối, quần ngố áo xộc xệch đi họp vì vừa mới bị dựng dậy sau giấc ngủ vùi. Đi nhận danh hiệu Sinh viên xuất sắc, Cóc nhà mình cũng lên bục vinh danh với dép lê, đầu tóc rối bù. Ở dưới khán phòng, vài tiếng thảng thốt: "Sao "nó" mặc thế kia lên nhận thưởng chứ?". Bố mẹ, thầy cô nhìn thấy hơi "nhói lòng, xốn mắt" thỉnh thoảng sẽ nhắc, còn Cóc nhà cho đó là chuyện thường.Nhiều lý do đã được đưa ra: Vì môi trường FU thoải mái, vì KTX gần giảng đường, vì tính mình xuề xòa, không quan trọng lắm chuyện ăn mặc chỉn chu, vì... chẳng thấy ai nhắc.Đúng là chuyện quần áo ở FU ít khi thấy ai nhắc, còn đã nhắc là thường nhắc rất thấm thía. Trong ít nhất 2 cuộc gặp, với 2 vị khách quan trọng khác nhau của FU: một là Tham tán văn hóa của Đại sứ quán Brunei, một là chuyên gia đầu ngành về Quan hệ công chúng, truyền thông và thương hiệu; cả hai vị đều đã phải thốt lên: "Ấn tượng của tôi về sinh viên FPT là... các bạn quá thoải mái đi dép tông, mặc quần cộc đến trường". Những người có mặt trong buổi đón tiếp ấy chỉ biết cúi mặt ngại ngùng cười trừ. Cũng từ khi ấy, những người chịu trách nhiệm về tuần Orientation của sinh viên thành hình một nỗi băn khoăn rằng: “Liệu có phải mang những điều đơn giản như dép guốc và quần áo dạy lại cho các Cóc đã đến tuổi trưởng thành?”Chuyện lời cảm ơn... bé tíFU mình tổ chức sự kiện thường xuyên, hầu hết những sự kiện là do sinh viên nhà mình làm, nhưng cũng hầu hết các sự kiện có thêm sự hỗ trợ của các thầy cô phòng PDP, thư viện, hành chính, bảo vệ... Có một lần những người làm báo Cóc nghe được  tâm sự chạnh lòng của thầy cô: "Sau hơn một tuần lễ chuẩn bị, cùng làm, cùng bỏ công sức, cùng lo lắng, chia sẻ với các em, sự kiện đã diễn ra vẹn tròn. Cuối buổi, trong những náo nức của một chương trình thành công, các em vui mừng ôm lấy nhau, vui mừng chia sẻ và nói lời cảm ơn nhau, thậm chí là cúi người trước bạn bè để bày tỏ sự cảm ơn trân trọng. Nhưng không một ai trong các em nhớ đến sự góp sức của các thầy cô, anh chị. Các em cúi người cảm ơn nhau bằng sự trân trọng, nhưng các em không cảm ơn chúng tôi, cứ như thể đó là nhiệm vụ mà chúng tôi phải làm, mặc dù chúng tôi đã làm nó bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết. Đứng “tại trận” có cảm giác thừa thãi, chúng tôi cũng không biết mình có đang có mặt nhầm chỗ không."a22Khi nghe những tâm sự này Cóc nhà mình nghĩ sao? Liệu rằng ai đó - trong đó có bạn, đã quá vô tâm để quên đi một vài điều nhỏ nhặt ấy!Chuyện trên facebook Không khó để tìm thấy những lời kêu ca Cóc nhà tung lên facebook, từ chuyện học hành, thi cử, chuyện công việc, chuyện tình yêu, chuyện ký túc xá; từ chuyện con kiến đến chuyện tương lai, nhưng có vài chuyện kêu ca thế này: Các thầy tổ chức phun thuốc giúp chúng em gấp, ký túc xá đã xuất hiện bọ xít hút máu...; Học FPT tốn hết mấy trăm triệu mà ra sinh viên ngành kinh tế ra trường liệu có việc làm không? Thầy cô có thể .... thầy cô có thể...a33Rất nhiều điều thầy cô đã "có thể" làm theo ý kiến sinh viên, nếu những đề nghị ấy hợp tình, hợp lý và được đề nghị đến nơi đến chốn. Điển hình là việc gần đây nhất thầy Quang Tròn cũng đã "có thể" mở tung cổng KTX, cho tụi Cóc mê bóng bánh có một mùa Worl Cup vui vẻ bên bạn bè những lúc 2-3 h sáng; trong khi theo quy định, cổng KTX đã phải đóng từ lúc 22h.Chuyện kêu ca sẽ không có gì đáng nói, nếu đấy chỉ là những chuyện thực sự bức xúc và chắc chắn có cách giải quyết khác nếu sinh viên trao đổi thẳng thắn với các thầy cô qua email, hay trao đổi trực tiếp để bàn phương án giải quyết cụ thể. Nhưng có nhiều chuyện kêu ca của Cóc chỉ được "quăng" lên facebook để "câu like", "tạo sóng". Thậm chí có những Cóc quá khích mang cả chuyện kêu ca thành "cháo chửi" trên facebook trước mặt bạn bè và thầy cô với lời lẽ quá khích dành cho những người dù ít dù nhiều vẫn ngày ngày quan tâm chăm sóc cho cuộc sống của sinh viên FU tại Hòa Lạc. Kể cả điều Cóc nhà mình phản ánh có đúng, nhưng thái độ bỏ qua những phép cư xử thông thường với người hơn tuổi để thỏa mãn cái "tôi" và lòng tự trọng của mình đã khiến Cóc đi quá xa chăng?KếtBiết rằng sống trong một môi trường mà mỗi cá nhân được tôn trọng, FU cũng tôn trọng những bản sắc và cá tính của mỗi người, thoải mái chia sẻ, thoải mái phát ngôn; nhưng điều đó không có nghĩa là Cóc có thể bất chấp mọi lý lẽ và quy tắc hành xử cơ bản để "quăng lên" bất cứ điều gì mình nghĩ. Ở trong một tập thể, những đánh giá và cảm nhận của tập thể sẽ gắn liền với Cóc. Những những người bạn đến FU nói về sinh viên FU - trong đó có bạn. Sẽ thế nào nếu những nhận định về sinh viên FU không phải là 1, 2 người mà sẽ là rất nhiều người nhìn Cóc nhà kiểu như vị tham tán văn hóa kia? Sẽ thế nào khi những thách thức của bản thân đôi khi cũng trở thành đề tài để kêu ca đổ lỗi.Sự tự tôn cá nhân là cần thiết, nhưng thay vì đổ lỗi, vì kêu ca, vì "thoải mái" vì  "quên" Cóc nhà mình hãy thử lục vấn lại chính mình trong cuộc sống, khắc phục những thứ "be bé" để làm nên những điều lớn hơn cho bản thân, cho cả một tập thể. "Tích tiểu thành đại" chẳng phải là điều Cóc đã học rồi sao?
Trần tình từ nhà CócĐừng quên lời cảm ơn! Mình nghĩ chuyện các bạn SV nhà mình "quên" cảm ơn có lẽ vì lúc ấy các bạn vui quá không để ý thôi. Nhưng cũng phải thú nhận rằng nhiều sự kiện không ít SV có ý nghĩ cán bộ giúp các bạn là việc hiển nhiên phải làm. "Tiết kiệm" lời cảm ơn đối với nhau quả thật khiến cho nhiều người chạnh lòng. Cho dù đó là trong Ban tổ chức với nhau, với các anh chị cán bộ, các CLB cùng hợp tác tổ chức, mình nghĩ lời cảm ơn vẫn là điều rất nên làm, để tôn trọng sự giúp đỡ, đóng góp cho chương trình.Tuy nhiên cũng có việc này cần nói. Trong quá trình tổ chức các chương trình, do sự giúp đỡ và hô hào chồng chéo nên đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện không thống nhất. Nhiều khi chồng chéo chức năng "lead" giữa các CLB hay phòng ban cán bộ nhà trường làm cho mọi người hay có những hiểu lầm không đáng có về kết quả, thành công của chương trình. Nhiều khi SV cũng có những ấm ức kiểu như: “Đây là chương trình mình làm mà, sao cán bộ lại nhận công tổ chức?” Mình nghĩ, đã làm sự kiện chung thì "dĩ hòa vi quý" mỗi người góp một tay, miễn sao sự kiện thành công là tuyệt lắm rồi! – KhangNĐA, Nguyên Chủ tịch CLB FU PhotographyQuần áo không phải là chuyện lớn!Mình nghĩ, việc sinh viên đi học kiểu "quần đùi, áo phông" thì hơi quá. Thoải mái để học tập là tốt, nhưng cũng cần giữ phép lịch sự tối thiểu, quần áo sạch sẽ, dài quá gối không phải là chuyện lớn mà.Còn chuyện nhiều bức xúc được SV mang lên bàn luận trên mạng, cuộc tranh luận nào cũng vậy, không có bên nào là đúng hoàn toàn cũng như sai hoàn toàn.  Sinh viên nhà mình cũng cần phải bình tĩnh trước khi đăng bài lên mạng, nơi mà ai cũng có thể đọc được, để tránh những đánh giá không tốt về chính môi trường chung, hay tấm bằng gắn với ĐH PFT sẽ cầm sau này. Nhưng thiết nghĩ, các anh chị cán bộ cũng nên bình tĩnh đọc kỹ những post của sinh viên để nhận ra những điều còn chưa hợp lý trong quy trình, hành động của mình, để có điều chỉnh hợp lý hơn, hay không ngại việc xin lỗi nếu đó là sự thật. Mình nghĩ thái độ chia sẻ và cộng tác sẽ là cách tốt nhất để giải quyết những xung đột thế này. (Bùi Mạnh, SV Kỹ thuật phần mềm, FUHL)

(Theo Cóc đọc số 63)