“Nằm lòng” bí kíp “sống sót” và bứt phá với dự án nghiên cứu khoa học cùng cư dân trường F

Thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học (NCKH) đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phương pháp làm việc khoa học. Bài viết này sẽ chia sẻ những tips quan trọng giúp bạn tối ưu hóa quy trình nghiên cứu, từ chọn đề tài đến bảo vệ trước hội đồng.

1. Xác định đề tài nghiên cứu phù hợp
Việc lựa chọn đề tài là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình thực hiện dự án NCKH. Một đề tài tốt nên phù hợp với chuyên môn và sở thích cá nhân.

Khi nghiên cứu một lĩnh vực yêu thích, bạn sẽ có động lực cao hơn, giúp duy trì sự kiên trì trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, kiến thức nền tảng về lĩnh vực đó giúp bạn tiếp cận vấn đề nhanh và hiệu quả hơn.

Thầy Bùi Ngọc Anh (Chủ nhiệm bộ môn CF, Trường ĐH FPT Hà Nội): "Muốn nghiên cứu khoa học hiệu quả, trước tiên hãy chọn một vấn đề có tính thực tiễn cao. Khi đề tài có giá trị ứng dụng, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy động lực để theo đuổi đến cùng.”

Bùi Sơn Anh, Tạ Hữu Anh Dương và Nguyễn Thanh Hùng là tác giả của nghiên cứu ResNet18-Lite.

Nói về chọn đề tài, nhóm đã có chia sẻ: "90% thành công của nhóm đến từ việc xác định đúng đề tài. Chúng mình đã thay đổi chủ đề đến 3 lần trước khi chốt ResNet18-Lite. Có những lúc nhóm tưởng chừng phải bỏ cuộc vì mô hình không tối ưu được, nhưng sau mỗi lần thử và sửa, tụi mình lại tiến gần hơn đến phiên bản hoàn chỉnh."

2. Lập kế hoạch cụ thể

Cô Huỳnh Ngọc Đông Giao - Giảng viên Truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH FPT Cần Thơ

Cô Huỳnh Ngọc Đông Giao (GV Truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH FPT Cần Thơ) chia sẻ : "Một bài nghiên cứu mạnh không chỉ dừng lại ở việc tổng hợp lý thuyết mà còn phải có dữ liệu thực nghiệm rõ ràng, được thu thập một cách có hệ thống. Khi tiến hành nghiên cứu, các bạn cần lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp như khảo sát, phỏng vấn hoặc thử nghiệm thực tế. Sau đó, dữ liệu phải được xử lý bằng các công cụ phân tích định lượng hoặc định tính để đưa ra kết luận có cơ sở khoa học, giúp công trình nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn."

3. Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu
Tài liệu tham khảo là yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho bài nghiên cứu. Việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn đáng tin cậy sẽ đảm bảo tính khoa học và độ chính xác của thông tin.

Nguồn tài liệu uy tín:

  • Google Scholar, ResearchGate, Scopus: Cung cấp các bài báo khoa học, luận văn, nghiên cứu có giá trị.
  • Trang web của các tổ chức nghiên cứu và trường đại học: Nhiều tài liệu chuyên sâu miễn phí.
  • Sách và tạp chí chuyên ngành: Cung cấp kiến thức nền tảng và góc nhìn tổng quan.
  • Khi tổng hợp tài liệu, đừng quên ghi chú chi tiết và trích dẫn theo đúng chuẩn (APA, MLA, Chicago...) để tránh đạo văn và giúp bài nghiên cứu có độ tin cậy cao.

4. Tiến hành thực nghiệm và phân tích dữ liệu
Nếu dự án của bạn có phần thực nghiệm, việc thu thập dữ liệu chính xác là yếu tố quyết định đến chất lượng nghiên cứu. Hãy đảm bảo các bước sau:

  • Thiết kế thí nghiệm hoặc khảo sát hợp lý: Đề xuất phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
  • Thu thập dữ liệu một cách có hệ thống: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu để tránh sai sót.
  • Phân tích dữ liệu khoa học: Sử dụng các công cụ như SPSS, Excel, hoặc Python để xử lý dữ liệu và đưa ra kết luận chính xác.

5. Viết báo cáo khoa học
Bài báo cáo là sản phẩm cuối cùng của dự án, cần đảm bảo cấu trúc chuẩn gồm các phần:

  • Tóm tắt (Abstract): Giới thiệu ngắn gọn về nghiên cứu, vấn đề cần giải quyết, phương pháp và kết quả chính.
  • Giới thiệu (Introduction): Cung cấp bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài.
  • Phương pháp nghiên cứu (Methodology): Mô tả cách thu thập và phân tích dữ liệu.
  • Kết quả và thảo luận (Results & Discussion): Trình bày kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước.
  • Kết luận (Conclusion): Tóm tắt phát hiện quan trọng và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

6. Chuẩn bị thuyết trình và bảo vệ đề tài

Nhóm sinh viên thuyết trình về sản phẩm tại vòng chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học FPT Edu Research Festival 2024.

Bảo vệ đề tài trước hội đồng là bước quan trọng để thể hiện giá trị nghiên cứu của bạn.

  • Tạo slide ngắn gọn, trực quan: Chỉ nên trình bày các nội dung chính, tránh quá nhiều chữ.
  • Luyện tập trình bày trôi chảy và tự tin: Nói rõ ràng, logic và có trọng tâm.
  • Dự đoán câu hỏi từ hội đồng: Chuẩn bị sẵn các câu trả lời để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đề tài.
  • Không chỉ cần chuẩn bị tài liệu kỹ lưỡng đầy đủ, bạn cũng cần “lên đồ” chỉn chu, gọn gàng, thoải mái nhất để tự tin trình bày. Đồng thời, đây cũng là bí quyết giúp team của mình gây ấn tượng với hội đồng.

7. Kiểm tra và chỉnh sửa lần cuối
Trước khi nộp bài nghiên cứu, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố sau:

  • Lỗi chính tả và ngữ pháp: Đảm bảo bài viết chuyên nghiệp và dễ hiểu.
  • Tính logic và sự chặt chẽ trong lập luận: Kiểm tra xem các ý có liên kết với nhau một cách mạch lạc hay không.
  • Nhận phản hồi từ giảng viên hoặc bạn bè: Nhờ người khác đọc và góp ý để có góc nhìn khách quan hơn.

Nghiên cứu khoa học luôn là lĩnh vực được các bạn học sinh, sinh viên Ao làng chú trọng và dành nhiều tâm huyết thực hiện. Thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, lập kế hoạch và làm việc nhóm. Đây cũng là cơ hội để bạn đóng góp những phát hiện mới mẻ cho lĩnh vực nghiên cứu của mình. Đừng quên hãy tham khảo nhiều chuyên gia, và  áp dụng những tips trên sẽ giúp bạn hoàn thành dự án NCKH một cách hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất.

Huỳnh Như