Ngày nói dối

エイプリルフール

 ヨーロッパでは一年に一回、嘘をついてもいい日があります。近年はヨーロッパだけではなく、アジアでもこの日がはやるようになっています。この日は「エイプリルフール」と言います。今年もそろそろ「エイプリルフール」の日がきます。今日は、皆さんと一緒にこの「嘘の日」について考えたいと思います。

 まず、嘘とは何かについて考えてみましょう。これは簡単に言えますが、嘘は「事実ではない」ことです。さて、それでは事実とは何かについても考えなければなりません。多くの日本語辞書では事実とは「実際に起こった事柄」だと定義されています。上記に述べた定義を見なくても、皆さんはこれを理解していると思いますが、私は皆さんに質問をしたいのです。皆さんは毎日嘘をつきませんか?

  毎日、私たちにはたくさんのことが起きています。そういった事柄に対して、私たちは本当に事実が見えているのかと私は皆さんに聞きたいです。例えば、今日は真夏日だとしましょう。気温は30度です。他の人と話すとき「今日は本当に暑いですね。」と言いますね。しかし、「暑いですね」は事実でしょうか?事実ではないでしょうか?私は事実ではないと思います。「暑い」というのは事実ではなく、私たちの感じた感覚です。日本人にとって、30度は「とても暑い」という気になりますが、他の国では違います。もしかしたら、ベトナム人は「全然暑くない」と思うかもしれません。逆に、南極大陸に住んでいる人にとってはとんでもない暑さだったりします。果たして、私たちは事実を言っているのか?ここでの事実を言ったら、「今日は30度です」ということになります。

①:私だけの事実                                                   ②:本当の事実

 また、仏教では事実について有名な話があります。それは象の話です。この話には数人の盲人が登場します。盲人達は、それぞれ象の鼻やお尻など別々の一部分だけを触り、その感想について語り合います。しかし触った部位により感想が異なり、それぞれが自分が正しいと主張して対立が深まります。その対立はなかなか解決できず、最後には大喧嘩になりました。同じものを触っているのに、感想は違いますね。盲人たちはそれぞれ「自分にとって事実であること」を話しました。しかし、「人にとって事実であること」は見えないし、触れないので、それを信じず、喧嘩になりました。僕はこの話を読んで、「事実を理解するって本当に難しいな」と思いました。

 こう考えると、私たちは毎日のように事実ではないことを話していると思います。毎日がエイプリルフールだと思ってもいいかもしれません。上記の話では「自分にとって事実であること」を話した場合についてですが、他にも色々あります。「自分にとって事実ではないが、事実だと信じたいこと」や「自分にとって事実であるが、事実ではないということにしたいこと」などを話したりする人も少なくないです。本当に事実を理解することは難しいのです。

 では、どうやって、本当の事実を理解するのか考えましょう。なぜ、人には本当の事実が見えないかというと、人は事実を自分を通したフィルターで物事を見るからです。人は事実を自分のなりの見方で感じ、その事柄に対して気持ちを抱きます。「自分の気持ちを捨てろ」と言いたいわけではありません。人それぞれ気持ちがあることは当然のことです。しかし、人はよく自分の気持ちを重視しすぎて、事実をねじまげたり、他人の見方を受け入れられなかったりします。そうやって事実は誤る方向に行ってしまうことが多いです。事実は誤る方向にいくと多くのことが起きます。もちろん、事実ではないことを話して、お笑いになるときもありますが、真実とは程遠いことを主張して喧嘩になったり、戦争になったりすることも少なくありません。

 僕はベトナムの有名な思想家であるThich Nhat Hanhの話しが好きです。人の心は湖の水面みたいなもので、水面に周りの風景が反映するように、世の中で起こったことは人の心に反映します。水面が揺れるときには本当の風景が違うように見えます。水面が穏やかなときには、鏡のように本当の風景が水面から見えます。心も同じです。気持ちで心が揺れると、本当の事実が見えづらくなります。いつも穏やかな心でいられたら、僕たちにはきっと事実が見えます。そして、自分や他人の気持ちも尊重でき、さらに幸せになれます。イライラする思いや、嫌な気分も少なくなるでしょう。

 僕はこれからの人間の社会では、もう嘘が必要ではないと思います。これからは毎日を事実の日にしていきませんか。 

Ngày nói dối

Ở phương Tây, cứ mỗi năm một lần, có một ngày mà lời nói dối được chấp nhận. Văn hóa này cũng đã thịnh hành ở châu Á chúng ta. Người ta gọi đó là “Ngày nói dối”. Cũng sắp tới ngày nói dối của năm nay rồi, tôi muốn cùng các bạn suy ngẫm một chút.

Nói dối là gì? Nếu nói một cách đơn giản, lời nói dối là những lời nói không phải sự thật. Vậy sự thật là gì? Trong các cuốn từ điển, người ta định nghĩa sự thật chính là “Những việc thực tế xảy ra”. Có lẽ chẳng cần đọc những dòng này các bạn cũng đã hiểu điều đó, thế nhưng, tôi muốn hỏi các bạn: “Liệu rằng chúng ta có đang nói thật mỗi ngày?”.

Từng ngày trôi qua, có rất nhiều việc xảy ra với chúng ta. Liệu rằng chúng ta có đang thực sự nhìn thấy sự thật từ những sự kiện đó. Ví dụ, hôm nay là một ngày nắng nóng, nhiệt độ lên tới 30 độ. Khi nói chuyện với người khác, hẳn ta sẽ nói rằng “Hôm nay nóng thật nhỉ”. Thế nhưng liệu “nóng” có phải là sự thật? 

Theo tôi, đó chỉ là cảm giác của mỗi người. Đối với người Nhật, 30 độ có thể là nóng nhưng với các đất nước khác thì không hẳn. Người Việt Nam có thể cảm thấy không hề nóng khi nhiệt độ là 30. Ngược lại, với người sống ở Nam Cực thì đây có thể là nhiệt độ rất cao. Vậy, chúng ta có đang nói sự thật? Như ví dụ trên, sự thật sẽ chỉ là “Hôm nay nhiệt độ là 30” thôi.

Trong đạo Phật, có một câu chuyện rất nổi tiếng: “Thằng mù xem voi”. Có mấy người mù đi xem voi, người thì sờ mũi, người sờ tai, v.v… Sau đó mỗi người định nghĩa con voi một kiểu, ai cũng cho là mình đúng, kết cục là cãi lộn, đánh nhau. Dù cùng là một vật nhưng mỗi người mù đề có cảm nhận khác và họ đều nói “sự thật đối với bản thân mình”. Thế nhưng, họ lại không nhìn thấy, không cảm nhận thấy “sự thật đối với người khác”. Hậu quả là họ không có niềm tin với người khác, gây ra cãi lộn. Khi đọc câu chuyện này, tôi nhận ra rằng sự thật rất khó có thể được nhìn ra với những góc nhìn phiến diện. 

Suy cho cùng, tôi nghĩ hằng ngày chúng ta đang nói những điều không phải sự thật. Mỗi ngày đều đang là “Ngày nói dối”. Ở câu chuyện trên, ta nói về “sự thật đối với bản thân”, nhưng thực tế còn nhiều phiên bản khác của nói dối. Có không ít những người đang nói những điều “không phải sự thật với bản thân nhưng là điều mình muốn tin là sự thật” hay “là sự thật nhưng bản thân muốn cho nó không phải sự thật”. Thật sự rằng sự thật rất khó để nhận ra.

Con người ta vốn không cần những lời nói dối để hạnh phúc

Vậy làm sao để ta nhìn ra được sự thật? Chúng ta không nhìn thấy sự thật bởi lẽ mỗi người đều có một tấm lọc khi nhìn sự vật hiện tượng. Chúng ta đều có cảm xúc riêng đối với những sự kiện xảy ra với bản thân. Tôi không nói rằng chúng ta phải vứt bỏ cảm xúc. Nhưng khi ta quá chú trọng tới cảm xúc cá nhân thì ta không thể chấp nhận được cách nhìn của người khác. Cứ như vậy mà càng ngày “sự thật” càng đi xa “sự thật”. Tất nhiên, cũng có những trường hợp nói dối trở thành tiếng cười. Thế nhưng có không ít những cuộc chiến đã xảy ra khi sự thật bị bóp méo. 

Tôi rất thích thầy Thích Nhất Hạnh, một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Thầy nói: “Tâm ta cũng như mặt nước, nó phản chiếu những sự vật hiện tượng giống như mặt nước phản chiếu phong cảnh. Mặt nước sóng sánh thì cảnh vật cũng sóng sánh theo, mặt nước lặng yên thì cảnh vật hiện ra y nguyên như nó vốn có.” Khi tâm ta xao động, ta khó có thể nhìn thấy sự thật, khi tâm ta yên ả, ta có thể nhìn rõ sự thật hơn. Cũng từ đó mà con người biết tôn trọng người khác và hạnh phúc hơn, những cảm giác khó chịu cũng bớt dần đi. 

Tôi nghĩ rằng xã hội loài người dù ở thời nào, vốn không cần tới lời nói dối. Vậy nên chúng ta hãy cố gắng làm mỗi ngày của mình trở thành ngày của sự thật, của hạnh phúc và an yên bạn nhé.  

Nguyễn Hoàng Lâm