Quốc tế hóa chính mình

Trong cuộc phỏng vấn nhỏ của báo Cóc Đọc với sinh viên FU, duy nhất một câu hỏi được đưa ra: Bạn có muốn ra nước ngoài làm việc không? Đa phần những câu trả lời là Có, nhưng cũng đa phần các câu trả lời thêm tiếng: "Nhưng mà..."Nhưng mà thiếu điều kiện cần.Trong những câu chuyện nhỏ bên lề phỏng vấn, một trong những nàng Cóc xinh đẹp của Ao làng chia sẻ rằng, nàng cảm thấy rất may mắn khi đã từng tham gia chương trình kiến học ở nước ngoài, có cơ hội trải nghiệm nhiều chuyến đi cùng gia đình ở nước ngoài, cũng từng học một kỳ trong lớp sinh viên quốc tế, nhưng mà "Mình vẫn cảm thấy hơi e ngại với việc giao tiếp tiếng Anh, mình không tự tin lắm khi nói, càng không tự tin khi giao tiếp một mình với các bạn quốc tế."Không chỉ là nàng Cóc kia, có thể cảm nhận sự "e dè" trong việc sử dụng Tiếng Anh  ở trong các chương trình và sự kiện lớn nhỏ của FU. Cứ hễ có sự xuất hiện của nhân vật "ngoại" là y như rằng sẽ cần "phiên dịch" lại cho đa phần những Cóc có mặt khi đó, từ các hội thảo khoa học, gặp gỡ đến các chương trình văn nghệ, hội thi. Mặc dù tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chính được "phổ cập" tại nhiều hoạt động của FU, thậm chí có một môi trường khá tốt khi có các bạn sinh viên quốc tế, thầy giáo nước ngoài để thực hành tiếng Anh thường xuyên, nhưng có vẻ vấn đề "ngôn ngữ" vẫn là một vấn đề lớn.y2k_2899Chuyện Tiếng Anh có thể sẽ là trở ngại đầu tiên, nhưng chưa phải là trở ngại duy nhất để tiếp cận toàn cầu hóa của Cóc ở Ao Làng. Vì để học một ngôn ngữ mới, đôi khi cần phải có thời gian và động lực thực sự của việc ra đi, nhưng đây là điều bắt buộc nếu mỗi Cóc muốn thực hiện "giấc mơ bay" của mình. Điều kiện cần này bao  giờ Cóc mới thực hiện?Nhưng mà ...em cònMẫu câu này lại xuấy hiện nhiều ở các Cóc Nam: Nhưng mà em còn đang không biết đi đâu, nhưng mà em còn đang nợ môn, nhưng mà em còn phải chuẩn bị vài thứ. Cóc khẳng định chắc nịch rằng mình muốn đi, nhưng phương hướng còn chưa xác định, thậm chí đã xác định nhưng vẫn còn những biểu hiện "em còn".Trong một câu chuyện khác với một cóc Nam học hệ Kỹ sư cầu nối Nhật Bản. Việc mơ được đặt chân đến vùng đất mặt trời mọc hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chàng và cũng gần như "bắt buộc" vì hệ kỹ sư cầu nối, việc ra trường ra nước ngoài làm việc là điều bình thường. Nhưng khi được hỏi chàng đã chuẩn bị gì cho chuyến đi thì chàng ấp úng "Cứ từ từ chị, làm gì mà phải vội, em mới học năm 3 mà, đã ra trường đâu."Ở một góc khác trong sinh hoạt đời thường, Cóc Đọc thường xuyên gặp anh chàng trong tình trạng ngái ngủ đầu tóc bù xù đến họp câu lạc bộ. Thậm chí, có những lần phải gọi đi họp, anh chàng lơ ngơ trong điện thoại khi bị gọi giật dậy: "Ôi chết, em quên". Dép tông, quần ngố, áo phông hơi ...nhàu đi học là chuyện thường thấy với chàng. Trong một lần trò chuyện nho nhỏ, Cóc Đọc có hỏi anh chàng: "Sau này việc đi Nhật gần như là xác định với một sinh viên JS, em có nghĩ những thói quen của em có thể sẽ khó phù hợp với sự chỉn chu, đúng giờ của văn hóa Nhật?" Anh chàng trầm ngâm một hồi rồi thẳng thắn: "Em biết, nhưng mà em còn đang là sinh viên mà, em sẽ cố gắng sửa từng thứ một, nhưng cứ ... từ từ đã"Không chỉ là chàng hay nàng Cóc kia, tình trạng "bình minh" lúc 11h trưa với các Cóc học ca chiều và ngủ quên chiều với những cóc học ca sáng là "chuyện thường ngày ở huyện". Chuyện "nhưng mà" cũng trở thành chuyện đương nhiên với những chú Cóc còn mê ngủ hơn đi ra khỏi giếng làng.Từ từ đến bao giờ?Giấc mơ quốc tế hóa đang đến rất gần, trước cửa nhà Cóc đã từ lâu đã lấp ló bóng những người bạn mới đến từ nhiều vùng đất, dấu chân của sinh viên FU cũng đã trải đến nhiều chân trời hơn với những chương trình trao đổi sinh viên.  Thế giới đã sẵn sáng đón Cóc đi, nhưng vì sao Cóc còn chưa sẵn sàng bay?Trong một lớp học mới đây về Thương hiệu cá nhân, gần 50 Cóc trong một hội trường nho nhỏ đã hỏi Ths Nguyễn Đình Thành - Giám đốc PR Le's Bros cùng một câu hỏi: "Làm thế nào để có thể tự PR chính mình nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa?" Câu trả lời của Ths Nguyễn Đình Thành làm nhiều Cóc "ngã ngửa": "Hãy làm từ những điều nhỏ nhất - làm hàng ngày, từ trang phục, cách làm việc, đi đứng, nói năng chứ không chờ đến khi ra trường hay đi làm mới thực hiện những điều nhỏ nhặt đó. Thương hiệu cá nhân phải làm thường xuyên và cần phải tập để trở thành thói quen".Hóa ra,  quá trình "quốc tế hóa chính mình" bằng những điều nhỏ bé như tập thói quen đúng giờ, đúng hẹn, Làm đúng deadline trong công việc được phân công, chăm chút chính mình khi chỉn chu, sạch sẽ ... vốn được Cóc coi như những chuyện bé tý lại là những chuyện quan trọng và không dễ thực hiện chút nào.Thế giới đang thay đổi từng ngày, cũng đã nhiều Cóc vượt ra khỏi ao làng bơi ra biển lớn, trở thành những chú cóc biết bay - hình mẫu lý tưởng cho nhiều Cóc nhà, còn cóc nhà sẽ từ từ đến bao giờ? Sao không "quốc tế hóa chính mình" ngay từ hôm nay?

(Theo Cóc Đọc số 64)