Top những phần mềm máy ảo “must have” cho Cóc IT

Máy ảo là gì? Máy ảo có gì đặc biệt mà được liệt vào danh sách “must have” cho Cóc IT? Những phần mềm máy ảo nào đáng tin cậy và hữu dụng nhất? Hãy cùng khám phá tất cả câu trả lời trong bài viết dưới đây và tranh thủ thử nghiệm chúng trong những ngày nghỉ Tết để “nâng trình” ngay nhé.

Máy ảo là một chương trình giả lập hệ thống máy tính, được chạy trên hệ điều hành chủ và hoạt động như một máy tính thật. Đây là công cụ hoàn hảo dành cho các lập trình viên và nhà phát triển phần mềm để thử nghiệm tính năng hay sản phẩm mới. 

Không dừng lại ở đó, người dùng cá nhân cũng khai thác được rất nhiều tiện ích khác khi thiết lập máy ảo như: phát triển phần mềm chạy ở các nền tảng khác nhau, chạy môi trường code mà không ảnh hưởng đến máy chính, khởi chạy các phần mềm cũ hoặc không tương thích, kiểm thử file chứa virus... Và dưới đây là danh sách những phần mềm máy ảo siêu “xịn” cho Cóc tận dụng tất cả lợi ích kể trên từ máy ảo. 

Parallels 

 Parallels - nhanh chóng, mạnh mẽ và dễ dàng

Mặc dù được biết đến như phần mềm chạy máy ảo mạnh mẽ nhất trên Mac OS nhưng Parallels còn có thể chạy ảo hoá cả Window lẫn Linux. Phần mềm này có công nghệ liên kết mạnh mẽ với phần cứng của máy chủ cùng với sự tối ưu của CPU Intel và AMD. Parallels cũng đồng thời cho phép chia sẻ và đồng bộ hoá clipboard, thư mục chia sẻ và các thiết bị ngoại vi khác.

Hiện nay, Parallels cũng chính là phần mềm đầu tiên hỗ trợ nền tảng của Chrome OS (một hệ điều hành được xây dựng và tối ưu bởi Google) đấy nhé. Nên chúng sẽ luôn luôn được cập nhật và tối ưu cho người dùng thường xuyên.

Một số tính năng đặc biệt của Parallels mà các phần mềm ảo hoá khác không có:

•         Hỗ trợ hoạt động cùng với Boot Camp

•         Chia sẻ các tệp, file giữa máy chủ host và máy ảo dễ dàng bằng kéo thả

•         Chế độ chạy 2 màn hình song song (máy chủ và máy ảo)

•         Hoạt động với trackpad force touch của Macbook luôn nhé, cái này tiện cho các Cóc dùng máy Macbook nè.

VMware Server

VMware® là một sản phẩm ảo hóa miễn phí dành cho Máy chủ Windows và Linux có hỗ trợ cấp doanh nghiệp

Là một đối thủ xứng tầm với Parallels, VMWare cũng là một mạng ảo có hiệu năng tương đương và giao diện thân thiện với người dùng. Đây là phần mềm miễn phí và cực kì phổ biến. Hiện tại VMWare hỗ trợ cả 2 hệ điều hành 32-bit và 64-bit. Ngoài ra VMWare còn hỗ trợ rất tốt các thiết bị và kết nối ngoại vị bao gồm USB, giao thức mạng.... VMware Server thậm chí còn cho phép các công ty lớn có thể phân vùng máy chủ vật lý thành nhiều máy ảo nhưng vẫn có thể trải nghiệm tất cả những lợi ích của ảo hóa. 

VMware Server còn cực kỳ dễ dùng kể cả với những người mới, không rành về công nghệ. Công nghệ ảo hóa của VMware đã được hàng nghìn khách hàng tin dùng trong suốt hơn sáu năm qua nên các Cóc cứ yên tâm nha.

VirtualBox

Phần mềm ảo hóa Virtualbox

Phần mềm ảo hóa VirtualBox cũng là 1 sản phẩm đến từ Oracle. Ưu điểm của VirtualBox là có thể cài đặt và hoạt động trên nhiều nền tảng Host (Hệ điều hành máy chủ) như Mac, Linux và Windows. Ngoài ra, VirtualBox là phần mềm miễn phí và có mã nguồn mở nữa đấy. VirtualBox có hỗ trợ chỉnh sửa kích thước màn hình 1 Guest theo cửa sổ VirtualBox. 

Để kích hoạt tính năng này bạn chỉ cần khởi động chế độ “Scale mode”. Trong trường hợp bạn nhấn vào 1 màn hình Guest OS, bàn phím cùng chuột sẽ bị khóa và chỉ hoạt động trên máy Guest OS đồng thời không có tác dụng gì đối với Host. Để xử lý vấn đề này cũng như giải phóng bàn phím và chuột, bạn cần nhấn phím tổ hợp phím Ctrl + phím mũi tên qua trái. 

Còn một điều các Cóc nên lưu ý đó là VirtualBox hiện chưa thực sự ổn định trên Mac Os nên các cậu nhớ cân nhắc khi trước khi dùng nha.

Microsoft Virtual PC 

Microsoft Virtual PC

Phần mềm ảo hóa Microsoft Virtual PC là phần mềm đến từ Microsoft. Đây là một phần mềm thích hợp cho các Cóc còn sử dụng các hệ điều hành cũ từ Window 7 trở xuống. Nó cũng có thể được cài đặt trên hầu hết những hệ điều hành Guest nào nhưng chỉ được hỗ trợ tốt trên 1 vài phiên bản Host như:

•         Gần như tất cả các phiên bản Window 7

•         Windows XP Tablet PC Edition

•         Windows XP Professional (32-bit và 64-bit)

•         Windows Server 2003 Standard Edition (32-bit và 64-bit)

•         Windows Vista Business, Enterprise và Ultimate

Bên cạnh lợi thế có khả năng làm được mọi thứ mà một phần mềm ảo hóa tiêu chuẩn có thể làm được, cài đặt nhanh chóng, dễ dàng, Virtual PC vẫn còn một số nhược điểm như Virtual PC không hỗ trợ cho USD và không thể lưu ảnh chụp nhanh (snapshots) như các máy ảo khác. 

Các Cóc cũng cần lưu ý một điều, trong Windows 7, chế độ Windows XP chỉ là 1 phần mở rộng của Virtual PC. Nó sẽ tạo ra một môi trường Windows XP được cài đặt trong Windows 7 để người dùng có thể chạy những chương trình chỉ được hỗ trợ trên Windows XP.

Trên đây là những ứng dụng hữu ích để các Cóc IT có thể tận dụng giúp việc học tập thêm dễ dàng. Bạn thích nhất máy ảo nào? Tết sắp đến rồi, tranh thủ thời gian nghĩ lễ này để trải nghiệm những máy ảo này ngay nhé. Còn bây giờ, chần chờ gì nữa mà không cùng tải chúng về và khám phá bạn nhỉ.

Vũ Tiến Hưng