コロナウィルスのおかげで学んだこと - Những điều tôi học được nhờ “Cô Vy”

ここ2年間、コロナウィルスの影響で、世の中は激変しています。人々の全ての移動が止まり、コミュニケーションの方法でさえ変わってきています。外に出られない、身近な人としか直接的にコミュニケーションを取ることができなくなりました。この変化によって、経済、教育、政治など、あらゆる面で我々の生活が大きく影響されています。多くの人には、悪い面が多いように見えますが、いい面も少なくないと思います。今日は、コロナウィルスのおかげで私が学べとことについてお話をしたいと思います。

1/家族との関係 

普段、コロナウィルスがまだ流行っていないときは、家にいる時間が少なく、ほとんどの時間は職場で過ごしました。家族と住んでいる人たちは、以前は家族と一緒にいる時間が少なかったですが、コロナウィルスの影響で仕事も在宅勤務になり、ほとんどの時間は家族と関わりながら過ごしています。そのおかげで、普段、気づかないことに気づきました。家族との時間が増えると、今までに感じられなかった家族のことが感じられます。


私の場合、家族といっしょにずっと過ごすというのは最初は大変でした。一緒にいる時間が増えるということは、コミュニケーションが多くなることです。両親と住んでいる人ならわかると思いますが、違う世代は考え方、生き方が異なります。そこで色々議論があったり、家族で揉めたりしたこともありました。例えば、私は農業を始めると言って、スイカを植えると決めました。自然栽培で行こうと思いましたが、母は「それはだめだ」、「もっと肥料やらないとダメだ」と反論し、私は何回説明しても聞かなかったのです。普通の友達だったら、「こういう考え方もあるか」と思ってそれでおしまいになるということができますが、家族となると、なぜかスイカの栽培のようなどうでもいいことですら、お互いは普段より反応してしまいます。


しかし、このようなことがあったからこそ、私は家族との関係について色々気づきました。家族だからこそ、私たちは、相手に普通以上求めてしまうことが多いです。「こうやった方がいいよ」「あなたもああいうふうになってほしい」のような言葉は、もちろん愛を込めて言っていますが、もし、相手がそれを聞かないと普通以上にも反応してしまいます。ここでお互いのことを尊重し、重みになる要求や相手への期待をやめたら、もっとお互い楽になるでしょう。私の場合は、母からの言葉を「それはダメだ」「肥料やらないとダメだ」から、「スイカができないとあなたが悲しがっちゃうだろうから、私は心配していっているのよ、あなたのことを愛しているから」と通訳して過ごしています。そうすると、ぱっと気持ちが変わって、気持ちよく過ごせます。


家族だからこそ私たちは愛情が感じられない言葉を言ってしまうことが多いです。その言葉の後ろに隠れているのが愛情ですが、相手には伝わらないことがほとんどです。できることは、お互いにそれを理解して、自ら少しずつ変えていくことです。そうすると、「家」はハウスではなくて、ホームになるでしょう。

 

  2/自然との関係 

コロナウィルスのおかげで、家にいる時間が増え、自然と接する機会も多くなります。普段、浴びられなかった太陽が浴びられるようになり、いつもは触れる機会もなかった葉っぱも触れる時間があったりします。この時期がなければ、葉っぱの素敵な模様や木の素晴らしいエネルギーを感じられなかったでしょう。人間は自然に戻ると心が癒されるように感じます。生きていく上では必ず困難に遭うことがあります。今、私は困難にあった時のヒーリングの方法をもう一つ知りました。それは自然に戻ることです。

 

3/自分との関係 

コロナウィルスの前は、社交活動が多く、一人でいる時間が少なかったです。しかし、今はどうしても一人でいなければなりません。多くの社交的な人には難しいことでしょう。私も、最初はなかなか慣れず、ダメだなと思いましたが、どうしても外に出られないので、しょうがなく一人で過ごさないといけなかったのです。しかし、この状況にいるからこそ、私は自分との関係をより深く築くことができたと思います。

 一人でいなければならないから、話す相手は他人ではなく、自分になりました。そのおかげで、自分の心が言っていることをより深く理解することができるようになります。つまり、自己理解が深まったと思います。普段、何かの出来事があったときには、すぐ解決しなければならないので、すぐ行動しなければなりません。でも、今は少し心の「余裕」ができるようになりました。何かの出来事があったときに、自分の反応を観察し、その反応の理由を探ることができるようになります。そうすると、自分のことをもっと理解することができます。それによって、もっと客観的に物事を扱うことができます。

   


以上は私がコロナウィルスのおかげで学べたことです。コロナウィルスは悪い影響よりは、私にいい影響を与えてくれています。これからもこの時期から、もっと学べる気がしています。おそらく、多くの人が言っているように、コロナウィルスは宇宙からの「罰」ではなく、宇宙からの「学び」を運んでくれた贈り物ではないでしょうか。皆さんはどう思いますか。

 

Những điều tôi học được nhờ “Cô Vy”

Hai năm gần đây, thế giới thay đổi một cách chóng mặt bởi ảnh hưởng của “Cô Vy”. Con người ít có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nhưng cũng trong chính khoảng thời gian này, tôi đã tìm được những bài học quý giá, về các mối quan hệ xung quanh mình. 

Mối quan hệ với gia đình

Khi dịch bệnh còn chưa bùng phát, giống như nhiều người trẻ khác, thi thoảng tôi mới về quê thăm bố mẹ, phần lớn thời gian còn lại dành cho công việc. Vì vậy, dù sống với gia đình nhưng thời gian dành cho người thân không nhiều. 

Giờ đây, khi mọi thứ chuyển từ offline sang online, toàn bộ thời gian của tôi là ở nhà. Cũng chính nhờ thế mà tôi nhận ra được nhiều điều, cảm nhận những thứ trước giờ đã bỏ lỡ. 

Ban đầu việc này quả thật khó khăn với tôi. Thời gian ở cùng nhau nhiều lên có nghĩa là giao tiếp cũng nhiều lên. Những thế hệ khác nhau, sẽ có cách sống và cách suy nghĩ hoàn toàn khác dẫn đến nhiều chuyện khó hòa hợp. 

Như tôi với mẹ tôi chẳng hạn. Ở nhà rảnh rỗi, tôi muốn bắt đầu làm nông và quyết định trồng dưa hấu theo kiểu tự nhiên. Mẹ tôi nhất quyết phản đối: “Không được, phải bón phân vào!". Dù cho tôi có giải thích bao nhiêu lần mẹ cũng không chịu nghe. 

Nếu là “người dưng”, chúng ta (có thể) sẽ dễ dàng tặc lưỡi bỏ qua câu chuyện này. Nhưng chẳng hiểu sao, đối với người thân trong gia đình, ta lại khó bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt ấy. Dường như cả mẹ và tôi (cả gia đình) đều có phản ứng mạnh hơn bình thường. 

Tuy nhiên, vì vậy mà tôi nhận ra được bài học về mối quan hệ trong gia đình. Vì là gia đình nên chúng ta có những yêu cầu, kỳ vọng lớn hơn bình thường với đối phương. Những câu nói như “Con phải làm thế này” hay “Mẹ muốn con trở thành thế kia” đều ẩn chứa tình yêu trong đó.

Nếu đối phương không nghe và làm theo, ta sẵn sàng phản ứng rất mạnh. Tôn trọng nhau và gỡ bỏ đi những kỳ vọng, những yêu cầu, có lẽ ta sẽ cảm thấy mọi chuyện nhẹ nhàng đi nhiều.

Trong trường hợp của tôi, tôi đã “phiên dịch” những lời nói của mẹ từ “Như vậy là không được đâu” hay “Phải bón phân vào” thành “Nếu như dưa hấu không có quả, mẹ nghĩ con sẽ rất buồn nên mẹ hơi lo”. Khi làm như vậy, cảm xúc của tôi cũng thay đổi và thấy dễ thở hơn nhiều.  

Với gia đình, chúng ta thường thoải mái… lỡ lời hoặc nói những từ ngữ có chút vô tình. Đằng sau những từ ngữ đó có thể là yêu thương nhưng nhiều khi, vì cách thể hiện mà đối phương thể cảm nhận được. Điều mà ta có thể làm được là cố gắng thấu hiểu nhau và thay đổi từng chút một. 

Mối quan hệ với thiên nhiên 

Nhờ có “Cô Vy”, tôi có nhiều thời gian ở nhà, kết nối với thiên nhiên hơn. Tôi có thể tắm nắng, vuốt ve những lá cây trong vườn, điều mà tôi không được làm được trước kia vì quá bận rộn với công việc. Nếu không có quãng thời gian buộc-phải-sống-chậm-lại này, chắc tôi sẽ không cảm nhận được những hoạ tiết tuyệt vời của lá, hay năng lượng tuyệt vời của cây cối. Khi trở về với thiên nhiên, tâm hồn tôi như được tưới tắm bằng nguồn sức mạnh thuần khiết, tươi mát nhất. Tôi đã biết thêm một bài học mới, bài học về chữa lành. Khi có khổ đau hay khốn khó, hãy về với thiên nhiên, tâm hồn bạn sẽ được xoa dịu. 

Mối quan hệ với bản thân

Trước khi dịch bùng phát, tôi có nhiều hoạt động xã giao và chẳng có mấy thời gian dành cho bản thân. Bây giờ thì bất đắc dĩ, tôi phải ở một mình. Ban đầu, tôi không quen với nhịp sống này và cảm thấy rất mệt mỏi. Thế nhưng, chính vì ở trong tình trạng này mà tôi đã xây dựng được mối quan hệ với bản thân tốt hơn. 

Tôi trò chuyện với tâm hồn mình nhiều hơn. Nhờ đó, tôi hiểu thêm về bản thân mình, hiều điều tâm hồn tôi thật sự mong ước. Thông thường, khi có một việc nào đó xảy ra, tôi sẽ hành động, giải quyết ngay tắc lự. Ngược lại, bây giờ, tôi học được cách quan sát và xử sự cũng khách quan hơn. 

Ba bài học trên, có lẽ không quá to tát với nhiều người nhưng đó là sự thay đổi ý nghĩa vô cùng với tôi. Tôi hy vọng, bạn cũng sẽ tìm được cho mình nhiều giá trị giữa mùa “đứng yên” khắc nghiệt này. 

Nguyễn Hoàng Lâm