Bốn bí kíp hữu ích khi bắt đầu chinh phục tiếng Trung

Đến với ngôi trường nhà F, các Cóc thuộc khối ngành Kinh tế còn được học tiếng Trung - ngôn ngữ vừa gần vừa xa với chúng ta. Gần vì mỗi người khi còn bé cũng đã ít nhất một lần xem phim hoặc nghe nhạc Trung Quốc, tỉ như Tây Du Ký hay Bao Thanh Thiên... Xa vì chữ viết của người Trung lại khác xa người Việt mình quá. Chính vì vậy, việc học tiếng Trung cũng vừa khó lại vừa dễ với các Cóc. Để thuận lợi cho những sinh viên đang loay hoay với ngôn ngữ “khó chiều” này, Cóc Đọc và Những người bạn số này sẽ giới thiệu 4 bí kíp cực-dễ-nhưng-phải-biết dành cho người bắt đầu học tiếng Trung nhé.

Bí kíp số 1: 214 bộ thủ

Những người mới tiếp xúc với tiếng Trung thường sẽ bỏ qua việc học các bộ thủ. Vì vậy, khi học chữ Hán, từ chữ viết, các Cóc sẽ phải liên tưởng đến hình dáng mà chữ đó đang miêu tả. Đây là một trong những phương pháp để ghi nhớ Hán tự một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng trong số lượng từ nhất định, và không phải lúc nào ta cũng có thể tưởng tượng ra chính xác nghĩa của từ. Và vì phần lớn các từ được cấu tạo bởi những bộ thủ khác nhau, nên nếu các Cóc đã học chắc 214 bộ thủ thì các bạn sẽ nhớ được lâu và ít bị lẫn lộn các từ hơn.

Ví dụ như để nhớ được chữ (nán) với nghĩa là nam giới, nếu bạn đã học bộ thủ, bạn sẽ biết được chữ này được ghép từ 2 bộ thủ - bên trên là bộ Điền (nghĩa: ruộng) và bên dưới là bộ Lực (nghĩa: sức mạnh). Từ đó bạn có thể nhớ chữ thế này: người đàn ông/ nam giới () là người có sức mạnh () để đi làm ruộng ().

Rõ ràng chữ rất khó để tưởng tượng ra hình dáng của một người đàn ông. Nhưng khi ta đã biết chữ này được cấu tạo từ những bộ thủ nào, cách nhớ chữ Hán ngay lập tức trở nên đơn giản và logic hơn rất nhiều đúng không!?

Image result for chinese easy to learn

Học tiếng Trung bằng cách liên tưởng là một cách đơn giản để ghi nhớ

Bí kíp số 2: Học phát âm

Học bất kì một ngoại ngữ nào cũng cần phải phát âm chuẩn, vì mục đích chính của việc học 1 ngoại ngữ thường là để giao tiếp. Do đó, học phát âm là bước cơ bản nhưng lại cực kì quan trọng nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ này trong tương lai. Đối với tiếng Trung, các bạn sẽ được làm quen với thanh mẫu, vận mẫu, ghép vần và thanh điệu của pinyin. Hãy giành thời gian và nghiêm túc thực hành phát âm thông qua thầy cô giáo dạy tiếng Trung trực tiếp của các bạn, hoặc các clip hay ho về phát âm trên các kênh YouTube như “Học tiếng Trung dễ như ăn kẹo” (bài 1-5) của Học Tiếng Trung Cầm Xu, hoặc “Bản Chữ Cái Pinyin” của Tiếng Trung Kim Hân Online. Đây là 2 kênh YouTube “cực phẩm” với những bài giảng đầy thú vị của giáo viên Hà Nội tâm huyết và cô giáo Trung Quốc chính gốc cực dễ thương khi xây dựng bài giảng cho người Việt.

Bí kíp số 3: Đắm mình vào môi trường tiếng Trung

Chắc hẳn bạn đã nghe nói đến việc phải tự tạo ra môi trường tiếng để giao tiếp hiệu quả. Việc tạo môi trường để luyện tập tiếng Trung rất đơn giản. Bạn có thể lên mạng nghe nhạc Hoa, ngâm nga theo lời bài hát để rèn phát âm pinyin và học từ mới. Bạn cũng có thể xem các bộ phim hoặc các shows thực tế Trung Quốc để luyện nghe giọng người bản xứ và nhại giọng theo. Nếu trình độ ở mức khá trở lên, các Cóc có thể lên weibo hoặc các trang báo, mạng xã hội Trung Quốc để đọc và dịch các tư liệu thú vị.

Một bạn sinh viên với mã số CS130*** (Đại học FPT) chia sẻ: “Mình thích xem phim và các shows thực tế bên Trung Quốc. Thường thì xem các show hay có Vietsub, nhưng nếu chương trình hay quá mình sẽ tìm đến bản gốc để xem. Ban đầu việc xem show không có Vietsub như vậy rất khó khăn, mình không hiểu hết được. Nhưng vì show hay quá nên mình cũng cố gắng nghe. Dần dà, mình nghe hiểu tiếng Trung khá hơn rất nhiều. Có đợt mình làm bài test HSK3 thử, kỹ năng nghe của mình gần đạt điểm tối đa đấy!”

Bí kíp số 4: Kiên trì, kiên trì và kiên trì.

Học ngôn ngữ không bao giờ là dễ dàng cả, đặc biệt là phải học ngôn ngữ có chữ tượng hình như tiếng Trung. Bạn Quyên (ngành Kinh doanh quốc tế) bày tỏ: “Dù đã cố gắng nghe cô giảng bài, sau đó về nhà luyện viết thêm, nhưng Quyên vẫn không nhớ rõ được mặt chữ. Tiếng Trung thật sự rất khó!”. Khi được hỏi làm thế nào để khắc phục chứng hay quên này, Quyên lạc quan đáp: “Chỉ có cách cố gắng thôi! Vì cách viết của tiếng Trung và tiếng Việt khác nhau, nên Quyên luôn mang tâm lý thoải mái khi học. Có lẽ nhờ vậy nên giờ đây Quyên đã học được kha khá số lượng từ rồi. Từ nào quên thì mình học lại thôi. Lặp lại nhiều lần ắt sẽ nhớ.”

Image result for học tiếng trung

Kiên trì và luyện tập thường xuyên là cách duy nhất để bạn có thể giỏi một ngôn ngữ mới

Vì thế, việc quên từ và nhầm lẫn khi học từ mới là chuyện quá đỗi bình thường. Do đó, các Cóc đừng mang áp lực nếu hay quên chữ Hán hoặc học hoài không thuộc bài nhé. Hãy như Quyên, tâm trạng thoải mái và tính kiên trì là công thức cốt lõi để chúng ta khắc phục nỗi sợ chữ Hán đó.

Đây là 4 công thức cơ bản giành cho người có mong muốn học tiếng Trung. Chúc sinh viên nhà F có thể “chinh phục” được ngôn ngữ “vừa yêu vừa hận” này nhé!

Ami Thanh