“Dạy con không nhất thiết phải kè kè bên cạnh”

Các FSchooler không còn xa lạ với Nguyễn Hữu Quang Minh – học sinh khóa 2, người nắm trong tay học bổng của 4 trường đại học danh giá tại Mỹ nhưng ít ai biết rằng đằng sau sự thành công ấy, bên cạnh tinh thần cố gắng không ngừng nghỉ của Minh, còn có sự định hướng đúng đắn và đồng hành của anh Nguyễn Hữu Quang – người cha tuyệt vời, người bạn thân thiết trong cuộc sống. Và đối với anh Quang, “dạy con không nhất thiết phải kè kè bên cạnh”.Lý do cho con đi học nội trú, xa gia đìnhMinh là học sinh khóa 2 của THPT FPT, thời điểm lựa chọn FPT cho Minh theo học, FSchool mới ra đời, tuy nhiên anh Quang có niềm tin vào mô hình trường nội trú: “Môi trường nội trú rất tốt để các con rèn luyện tính tự lập, giúp các con làm quen với môi trường tập thể, học cách giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày và rất nhiều vấn đề khác… Nội trú là hình thức nên phát huy trong môi trường THPT”. Bên cạnh đó anh cũng đánh giá cao nội trú giúp con không mất nhiều thời gian đi lại, tham gia giao thông, giúp anh cảm thấy yên tâm về sự an toàn của con.Sau khi tìm hiểu thông tin về THPT FPT, anh đã trao đổi nhiều với con, cho con đi tham quan để Minh tiếp xúc với môi trường mới. “Việc mình thích là một phần, mình phải làm cho con cũng thấy thích, bản thân các con không thích mà cứ ép buộc cũng rất không nên”. Cuối cùng hai cha con đều đồng thuận và quyết định nhập học.caption id="attachment_20836" align="aligncenter" width="960" Anh Nguyễn Hữu Quang là chuyên gia tài chính. Công việc bận rộn đi công tác nhiều nhưng ông bố đơn thân luôn quan tâm đến con trai./captionTrong những năm đầu, nhà trường đã rất linh động, tạo điều kiện cho Minh tự thành lập CLB đồ họa, CLB âm nhạc, nhiếp ảnh. Qua những hoạt động đó, Minh có được sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, chững chạc hơn trong suy nghĩ.Chứng kiến con trưởng thành về lối sống, học tập nên anh khá yên tâm khi tháng 9 tới con sẽ nhập học tại Đại học Drexel (Mỹ) chuyên ngành Doanh nhân và Đổi mới (Entrepreneurship & Innovation) với suất học bổng 74%, trị giá hơn 3.5 tỷ đồng: “Ba năm học nội trú tại FPT Minh đã quen với cuộc sống xa nhà, học được cách tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, cách tự lo cho bản thân, biết cách chi tiêu, chọn bạn để chơi… Tất cả đã tạo thành một thói quen tự lập cho Minh”.Nhiều cách dạy con đâu nhất thiết cứ phải ép buộc, trách cứ con.Vào mùa thi cuối cấp, cha mẹ đều mong muốn con thi đỗ điểm cao vào trường danh tiếng. Vì vậy, các bậc phụ huynh ra sức đầu tư và “chạy nước rút” cùng con. Bên cạnh việc tìm thêm lớp, thầy để phụ đạo, phụ huynh còn mua sách ép con học ngày đêm. Nhiều phụ huynh còn tạo áp lực con phải học giỏi, không được phép điểm kém và phải đỗ vào các trường điểm. Trước mỗi kỳ thi, với sự thúc ép của cha mẹ, sự nghiêm khắc kỳ vọng của thầy cô, các em đều phải “gồng” lên để học. Nhưng anh Quang chưa bao giờ làm điều đó với con trai mình.Thay vì ép buộc, anh lắng nghe con, thấu hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những tố chất của con để động viên và đưa ra lời khuyên hợp lý. Anh không đưa ra áp lực, không trách cứ con mà dạy con cách lựa chọn: “Trong cuộc sống, có những người không theo con đường học thuật thì có thể chọn con đường khác, nhưng khi có điều kiện thì nên cố gắng hết sức. Khi đã cố gắng hết sức thì dù kết quả như thế nào cũng sẽ không có điều gì phải hối tiếc”.Chuẩn bị du học phải là cả một quá trình, từ việc trau dồi kiến thức học thuật đến những kĩ năng thực tế trong cuộc sống. Quá trình đạt được những chứng chỉ, kiến thức để xin học bổng không phải là chặng đường dễ dàng. “Tại thời điểm khi mới bắt đầu học THPT, đối với các con du học là điều rất khó đạt được nhưng quan trọng là mình đặt ra được các mục tiêu và có thể chia nhỏ nó ra, làm cho các con hiểu được rằng các con không cần phải đạt được ngay ngày mai, mà chỉ cần từng bước từng bước thực hiện và đạt được các mục tiêu nhỏ này. Tất nhiên mình cũng phải đưa ra những mục tiêu hợp lí để các con cảm thấy có khả năng đạt được. Ví dụ thay vì yêu cầu hoàn thành một cuốn sách vài tram trang, có thể đặt ra mục tiêu dễ thực hiện hơn là mỗi tuần đọc được bao nhiêu trang”.Để con có nhiều trải nghiệm, phát huy tốt nhất khả năng của mình, anh Quang đã để Minh thực tập tại nhà hàng McDonald’s trong dịp hè. Qua đợt thực tập, Minh đã được trải nghiệm với nhiều vị trí khác nhau trong một môi trường nhà hàng chuẩn mực và chuyên nghiệp, Minh cũng hiểu được giá trị của sức lao động, nhận ra rằng mình phải cố gắng hết sức mới có thể đạt được vị trí công việc tốt.caption id="attachment_20835" align="aligncenter" width="960" Ngoài kiến thức, anh Quang còn để Minh thực tập sớm để có những trải nghiệm lao động./captionBố mẹ nên là điểm tựa, là người hỗ trợ chứ không nên là người phán xét con cái.Bố mẹ nào cũng đều yêu thương con, tuy nhiên nhiều gia đình có khoảng cách giữa hai thế hệ hay quá bận rộn… dẫn đến tình trạng bố mẹ nói mà con không nghe, con cái cho rằng bố mẹ không hiểu mình, yêu cầu con quá nhiều. Theo anh Quang, điểm mấu chốt là bố mẹ cần dành đủ thời gian để hiểu con, để biết được con có ưu điểm, nhược điểm gì từ đó định hướng cho con phát huy năng lực, khơi gợi tính tự giác và cái tôi cá nhân của con.“Ở lứa tuổi phổ thông, các con đang hình thành tính cách, rất cần sự định hướng từ bố mẹ. Nếu không có sự giúp đỡ từ bố mẹ các con sẽ cảm thấy chơi vơi, sẽ phát triển theo bản năng, lúc đó con phát triển như thế nào mình hoàn toàn không thể kiểm soát được”. Anh cũng nhấn mạnh: “Để hiểu con cũng không nhất thiết phải kè kè bên cạnh, hãy cho con có khoảng không gian cần thiết, điều đó sẽ giúp các con tự tin hơn. Các con sẽ không ngại chia sẻ khi hiểu rằng bố mẹ là điểm tựa, là người hỗ trợ chứ không phải là người phán xét mình”.Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng, tình yêu thương, sự kiên nhẫn và lòng bao dung của cha mẹ mới có thể giúp bố mẹ hiểu trẻ hơn. Cha mẹ cùng với nhà trường, thầy cô sẽ luôn là những người bạn đồng hành cùng con, chia sẻ và vun đắp ước mơ cho các con. Con đường thành công không chỉ rải đầy hoa hồng, sẽ có lúc con gặp khó khăn rồi vấp ngã, lúc ấy hãy nhớ đến mục tiêu để nỗ lực vượt qua, và hãy yên tâm rằng con không hề đơn độc trên hành trình ấy.

Theo THPT FPT