Vượt qua gần 200 tác phẩm gửi về từ mọi miền trên Tổ quốc, hơn 10 bức ảnh chất lượng dưới đây đã xuất sắc đạt được những ngôi vị cao nhất tại cuộc thi ảnh “Trường tôi thế đấy”.
“Thiên đường công nghệ” của sinh viên kỹ thuật
Từ giữa năm 2012, FU đã có những sinh viên chính thức đầu tiên chuyên ngành Điện tử - Truyền thông, và với ngành này thì nhu cầu thực hành của các bạn là rất lớn. Tại Hà Nội, Chợ Trời, phố Huế chính là "thiên đường" linh kiện để các bạn chọn cho mình những thứ cần thiết để làm các bài labs, asignments thực hành theo yêu cầu của môn học hoặc làm những sản phẩm made-by-yourseft.Cứ ra Chợ Trời là có!Chợ Giời, hay Chợ Trời, là tên gọi dân dã của chợ Hòa Bình. Chợ chiếm một khu vực khá rộng quanh trục đường Phố Huế - Hàng Bài. Ai đó lần đầu đặt chân đến Chợ Trời dễ bị lạc vào ngóc ngách bởi chợ được quây lại san sát với nhau bởi hàng trăm gian hàng bày bán đủ thứ linh tinh, tập hợp nhiều loại linh kiện điện tử cũ và mới.Đã từ lâu, Chợ Trời là địa điểm mua sắm vô cùng thuận tiện của giới sinh viên các ngành kỹ thuật để phục vụ làm đồ án, bài tập hoặc các công trình khoa học. Nơi đây vô cùng phong phú các mặt hàng linh kiện điện tử với đủ chủng loại, thiết bị mà giá cả phải chăng.Người ta vẫn kháo nhau rằng: “Những gì tìm khắp các cửa hàng Hà Nội không có, đến Chợ Trời sẽ có”. Tìm mua một con IC nhỏ như que diêm hay một chiếc điều khiển tivi sản xuất từ những thập niên 70-80 thế kỷ trước, xem như chuyện mò kim đáy bể, nhưng ở Chợ Trời thì chẳng khó thế đâu.Hầu hết, các sinh viên tìm đến Chợ Trời để tìm linh kiện là nhờ các anh chị sinh viên khóa trước "đưa đường chỉ lối". Cứ đến mùa thi, mùa trả bài thực hành, hoặc mùa tốt nghiệp, đến Chợ Trời sẽ thường xuyên gặp sinh viên, thậm chí cả giáo viên các trường ĐH đang tìm mua linh kiện.Những mức giá "khủng khiếp"Chiếc headphone ở đây được bán 40.000 đồng, nhưng nếu vào siêu thị đồ điện tử thì phải là 200.000 đồng/chiếc. Đĩa DVD trắng chỉ 1.500 đồng/chiếc nhưng ở siêu thị, là 3000-4000 đồng.Sau một buổi lang thang, Phóng viên Cóc Đọc bắt gặp anh Nguyễn Trường Sơn, cựu sinh viên khoa Điện tử - Viễn thông (ĐH Bách khoa Hà Nội). Anh cho biết: "Mùa hè vừa qua, mình hoàn thành đồ án tốt nghiệp với chi phí chỉ hơn một triệu đồng để mua các linh kiện điện tử thiết kế bộ mạch chỉnh âm thanh. Tất cả các điện trở đều được mua ở chợ Trời. Thực sự, nhiều bạn bè mình đã không dám làm đồ án này này vì lo ngại không tìm mua được linh kiện. Mình đã có lúc định bỏ cuộc vì lùng sục các cửa hàng đồ điện tử mà không có. Bây giờ mình cũng không chắc, ngoài chợ Trời thì có còn nơi nào khác có các điện trở đó hay không".Với tên gọi là Chợ Trời nên giá cũng rất "giời ơi" tùy thuộc vào khuôn mặt của bạn khi đi chợ. Cùng một linh kiện nhưng nếu bạn là sinh viên đi mua lần đầu thì giá có thể đắt gấp 2-5 lần nếu bạn không mặc cả thậm chí mặc cả nhưng không biết cách. Kinh nghiệm tốt nhất là nên mua ở một hàng quen. Lúc đó mình sẽ ít bị chặt chém hơn. Anh Sơn cho hay, đi mua hàng linh kiện điện tử ở Chợ Trời, những người như anh không sợ bị mua phải đồ đểu. "Các cửa hàng bán linh kiện điện tử thường khó lừa hàng nhái bởi khi đọc tên các con đi-ốt, hay một chiếc IC của loại máy nào đó cũng đủ để chủ cửa hàng biết "dân trong ngành" nên không thể bán dối được", anh nói. Quả thật, có những cửa hàng nơi diễn ra mua và bán chỉ có "dân trong ngành" như lời của anh nói. Anh bảo, nếu một kẻ ngoại đạo vào hỏi mua sẽ bị "đẩy" hàng nhái ngay lập tức.Để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cái mặt hàng mà mình định tìm mua ở đó như: Thông số kỹ thuật, chủng loại, nguồn gốc, giá cả… Nếu bạn có sẵn kiến thức chuyên sâu về mặt hàng định mua thì quá tốt, còn nếu không, bạn nên nhờ một vài người bạn thân có chuyên môn đi cùng để tư vấn, đánh giá giúp. Khi quyết định mua một sản phẩm, cần vận hành thử thiết bị, kiểm tra mọi tính năng vốn có xem hoạt động có tốt hay không. Ví dụ, khi đi mua thẻ nhớ, nên mang theo một chiếc điện thoại có khe cắm thẻ nhớ để kiểm tra dung lượng và tốc độ ghi/đọc dữ liệu.Mặc dù còn nhiều hàng nhái đánh lừa người mua, mặc dù các cửa hàng ngày càng "phình" diện tích khiến lòng đường trở nên chật chội và mặc dù còn là nơi tiêu thụ nhiều mặt hàng cấm nhưng đối với một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là sinh viên và dân sành đồ điện tử, chợ Trời vẫn là điểm đến vì những mặt hàng đa dạng, giá cả hợp lý và có cả những thứ đồ mà không nơi nào có được.Một số địa chỉ đáng tin cậy Cóc Đọc xin giới thiệu một số cửa hàng trong khu Chợ Trời do chính các thầy trong chuyên ngành Điện tử-Truyền thông FU cung cấp:+ Quán Mai Khanh: Nằm ở cuối dãy điện tử, phía bên trái. Cửa hàng này bán linh kiện tương đối đắt, vì hàng tương đối đa dạng nhất là với khách hàng mua lẻ linh kiện+ Quán cô Kim Anh: Nằm giữa dãy điện tử phía bên trái, tương đối rẻ, nhất là mua nhiều, tuy nhiên cửa hàng này chỉ có những linh kiện thông dụng, có mặt lâu đời trên thị trường như 89C, S51, 2051, điện trở, tụ điện, IC tương tự, số, Opam, đế cắm…+ Đối diện với quán này có 3 quán bán cũng phải chăng nhưng chỉ bán IC và phụ kiện đi kèm (như thạch anh, đế cắm).+ Số 16 phố Thịnh Yên: Bán rất đa dạng nhiều loại, phong phú nhưng chủ yếu là đồ dành cho điện tử gia dụng. Giá cả ở đây cũng không đắt hơn nhiều so với những địa chỉ trên. Các bạn mua lần đầu có thể đến đây để biết giá.
(Theo Cóc Đọc số 51)