Vượt qua gần 200 tác phẩm gửi về từ mọi miền trên Tổ quốc, hơn 10 bức ảnh chất lượng dưới đây đã xuất sắc đạt được những ngôi vị cao nhất tại cuộc thi ảnh “Trường tôi thế đấy”.
Thử sức sáng tạo phim hoạt hình với 5 website thú vị
Bạn có từng ao ước trở thành một nhà làm phim hoạt hình để kể những câu chuyện do chính mình chắp bút, tự thiết kế nhiều nhân vật thú vị? Có lẽ, bạn không cần mơ ước hay chờ đợi học hết 4 năm Thiết kế đồ họa mới có thể làm được điều này bởi có rất nhiều website hỗ trợ sáng tạo phim hoạt hình cực thú vị và hữu ích. Cùng Cóc Đọc truy cập 5 website dưới đây và thử sức thôi nào.
1. Vyond.com
Vyond.com là một website cho phép bạn làm phim hoạt hình 2D với bối cảnh và những nhân vật đơn giản. Với Vyond, bạn có thể tự sáng tạo một phim hoạt hình từ đầu đến cuối hoặc sửa lại các đoạn phim có sẵn.
Giao diện thân thiện, nhân vật đa dạng, hệ thống sound clip phong phú, những tính năng cử động, biểu cảm và trạng thái tùy chỉnh dễ dàng… là những ưu điểm nổi bật ở Vyond.
Tuy nhiên, Vyond cũng có một số hạn chế như chi phí khá đắt, gói dùng thử miễn phí chỉ cho share và copy ảnh. Ngoài ra, khả năng tự thiết kế nhân vật trên website này cũng chưa được tốt lắm. Nhưng nhìn chung Vyond khá phù hợp cho những bạn muốn tập tành, làm quen với hoạt hình, muốn làm video bán hàng, video animation phục vụ cho mục đích marketing.
2. Animaker
Animaker là một website làm phim hoạt hình đang rất “hot” thời gian gần đây với 5 kiểu video và 120 hiệu ứng khác nhau cho người dùng thỏa sức sáng tạo. Animaker hiện đang có hơn 1,5 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Được mệnh danh là ngôi nhà “lớn nhất” của bộ sưu tập các nhân vật, hình nền, icon và bản đồ trên thế giới, Animaker không chỉ giúp bạn làm video marketing, tạo video phục vụ thuyết trình bài tập, dự án cá nhân…
Ngoài ra, Animaker còn cung cấp sẵn rất nhiều mẫu video chuyên nghiệp, các tính năng như Record, Multimove, Curve, Camera in (out)... giúp bạn dễ dàng tạo video animation chất lượng cao chỉ trong vòng 10 phút. Không những thế, website này còn cho phép bạn chia sẻ dự án để làm việc theo nhóm.
Một điều thú vị là Animaker có thể tạo video theo tỉ lệ dọc của các màn hình điện thoại phổ biến hiện nay nữa đấy.
3. Powtoon.com
Nếu bạn muốn làm video animation theo mẫu có sẵn, làm bài thuyết trình hay các đoạn phim hoạt hình kiểu slideshow thì Powtoon là sự lựa chọn hợp lý với nguồn video template cực kỳ ấn tượng. Powtoon.com có những ưu điểm như thao tác sử dụng tương đối đơn giản, nguồn hình ảnh chất lượng miễn phí, thư viện nhân vật đồ sộ với nhiều biểu cảm như đa dạng.
Tuy nhiên, nhược điểm “to đùng” của website này là chi phí sử dụng khá cao, gói miễn phí lại hạn chế nhiều tính năng nên các bạn có thể cân nhắc nếu muốn sử dụng công cụ “quyền năng” này nhé.
4. Moovly.com
Tương tự như Powtoon, Moovly cũng là website rất thích hợp để làm video hoạt hình theo dạng slideshow. Đặc biệt, Moovly cho phép bạn tùy ý thêm các âm thanh tiếng động và đồ vật để video trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Không chỉ thế, Moovly không giới hạn số lượng video “con”, với thời lượng lên đến 10 phút cho mỗi video.
Với tài khoản miễn phí, Moovly chỉ cho xuất video ở tiêu chuẩn 480p nhưng đây có lẽ là sự lựa chọn “kinh tế” nhất, đáng để thử phải không các bạn?
5. Explee.com
Explee là website cho phép bạn tự tạo một video animation trên một template trống, đủ để hoàn thành một video thuyết trình cơ bản. Với Explee, bạn có thể thỏa sức sáng tạo nhân vật cũng như nội dung cho video của mình. Thao tác trên website này cũng không đòi hỏi độ phức tạp cao, giao diện rất đơn giản và dễ sử dụng.
Chất lượng hình ảnh của video animation mà Explee không được “xịn” như những website nhưng trong trường hợp không yêu cầu quá cao về mặt hình ảnh, website này vẫn là một lựa chọn “sáng giá”.
Trên đây là top 5 website hỗ trợ bạn thỏa sức sáng tạo để cho “ra lò” những thước phim hoạt hình của riêng mình, hay đơn giản là một video animation “xịn sò” cho buổi thuyết trình sắp tới. Cùng thử và cho Cóc Đọc biết đâu là website bạn thích nhất nhé!
Duy Lương